Tin tức chung

In Offset là gì? Tìm hiểu kỹ thuật in Offset tem nhãn

In Offset là kỹ thuật được ứng dụng nhiều trong ngành in ấn bao bì, tem nhãn. Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, phương pháp in ấn này phổ biến trong cả những cơ sở sản xuất lớn, nhỏ trên cả nước. Vậy, kỹ thuật in Offset có đặc điểm gì và quy trình thực hiện ra sao? Cùng 1945mf-china tìm hiểu ngay nhé!

Khái niệm in Offset là gì?

Offset là kỹ thuật in sử dụng các tấm offset (tấm cao su dùng trong in ấn). Khi muốn in hình ảnh hay chữ viết, các tấm offset sẽ được ép mực trước sau đó mới dùng mực để in lên giấy. Kỹ thuật in ấn offset mang lại bản in chất lượng cao, không bị lem mực và cho hình ảnh, chữ viết sắc nét.

Kỹ thuật offset xuất hiện lần đầu tại nước Anh vào năm 1875. Khi đó, kỹ thuật offset thường được ứng dụng để in lên kim loại và trang trí các sản phẩm nghệ thuật. Tới năm 1903, in ấn bằng tấm cao su mới được ứng dụng trên giấy.

tìm hiểu về in offset

Tới những năm 1950, kỹ thuật in ấn offset đã phát triển rầm rộ và được cải tiến để mang lại bản in sắc nét, tốc độ in nhanh chóng hơn. Nhờ ứng dụng cao nên kỹ thuật in ấn này vẫn phổ biến cho tới ngày nay.

Kỹ thuật in Offset có đặc điểm như thế nào?

Kỹ thuật in ấn Offset có những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Phần lớn các quy trình in ấn đều được thực hiện tự động hoá. Vì thế, in Offset cũng được ứng dụng nhiều trong các xưởng sản xuất, in ấn với quy mô lớn.
  • In ấn Offset mang lại bản in chất lượng, hình ảnh sắc nét, hạn chế bị lem màu hay bạc màu mực sau 1 khoảng thời gian.
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của bản in bằng kỹ thuật Offset: chất lượng giấy in, chất lượng mực in, chất lượng máy in và người thực hiện in ấn.

đặc điểm của kỹ thuật in offset

Xem thêm: Điểm danh 10 công ty sản xuất bao bì nhựa chất lượng nhất

Ưu và nhược điểm khi thực hiện kỹ thuật in Offset tem nhãn

Kỹ thuật in tem nhãn Offset được ứng dụng phổ biến bởi mang lại nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, kỹ thuật in này cũng tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của kỹ thuật Offset.

Ưu điểm

  • Chất lượng bản in: Quy trình in ấn chủ yếu dựa vào máy móc, kỹ thuật nên mang lại bản in chất lượng. Hình ảnh và chữ viết sắc nét, không bị nhoè chữ hay lem màu.
  • Không chỉ in trên giấy, kỹ thuật in ấn bằng tấm cao su còn thích hợp để in trên nhiều bề mặt khác. Ví dụ như: gỗ, kim loại, vải, nhựa,… Những bề mặt gồ ghề như gỗ cũng có thể in hình rõ nét với kỹ thuật Offset.
  • Bản in với kỹ thuật Offset có tuổi thọ khá lâu, ít bị phai màu mực theo thời gian.
  • Phương pháp in ấn bằng tấm cao su có giá thành rẻ nhất trong tất cả các kỹ thuật in khác. Tuy giá thành rẻ nhưng vẫn sản xuất ra được một lượng lớn bản in trong thời gian ngắn.
  • Do chi phí in ấn rẻ nên giá cả bản in cung cấp ra thị trường cũng khá thấp. Từ đó tiết kiệm chi phí cho khách hàng và thu hút nhiều khách hàng cho công ty sản xuất tem nhãn.

in offset cho bản in chất lượng

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm như trên thì phương pháp in ấn này cũng tồn tại một số nhược điểm. Tuy nhiên, nhược điểm không quá nhiều so với các cách in ấn khác. Nên Offset vẫn là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất.

  • Nếu không in với số lượng bản in nhiều thì giá thành khá cao. Bởi vì dù in ít hay nhiều bản thì vẫn cần khởi động máy móc với quy trình in ấn nhiều bước.
  • Màu sắc có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau: thời tiết có thể làm thay đổi màu in, mực in cũng ảnh hưởng tới màu sắc. Phơi bản kẽm non hay già cũng ảnh hưởng tới màu sắc bản in.
  • Thời gian chuẩn bị máy móc để in ấn tương đối lâu.

Quy trình thực hiện in Offset gồm mấy bước?

Tem nhãn, bao bì, ấn phẩm in bằng công nghệ Offset phải trải qua những giai đoạn sau.

Bước 1: Thiết kế file mềm trước khi in

Bước đầu tiên trong quy trình in ấn là phải thiết kế file mềm bản in hay còn gọi là thiết kế chế bản. Người thiết kế phải chuẩn bị nội dung bản in theo mong muốn. Sau đó, người thiết kế sắp xếp bố cục bản in sao cho hài hoà, chuẩn bị màu sắc phù hợp để khi in ra không bị mờ nhạt.

thiết kế bản in

Thiết kế chế bản rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng bản in. Thực tế, nếu không có bản in bố cục đẹp mắt, nội dung chất lượng. Thì kỳ thuật in có tốt đến đâu cũng không mang lại hiệu quả được.

Xem thêm: Bật mí top 7 máy in cũ chất lượng, đáng mua nhất 2023

Bước 2: Output film

Sau khi đã có chế bản, bạn tiến hành bước tiếp theo – Output film. Ở bước này, bạn cần chuẩn bị đủ 4 tấm phim tượng trưng cho 4 lớp màu để in Offset. 4 lớp màu bao gồm những màu cơ bản là: Cyan, Magenta, Yellow và Black. Để tạo ra những màu sắc phong phú khác cho bản in, bạn có thể kết hợp 2 hay 3 màu sắc chính với nhau.

Output film

Bước 3: Phơi film lên bản kẽm

Bước thứ 3 trong quy trình in ấn là phơi các tấm film lên bản kẽm. Máy in sẽ lần lượt chụp lại hình ảnh trong từng tấm film sau đó tái hiện lên bản kẽm. Thông thường, 1 bộ khuôn in có 4 bản kẽm tương ứng 4 màu đã chuẩn bị ở bước trên.

phơi film lên bản kẽm

Xem thêm: Top 10 máy in màu giá rẻ, chất lượng, đáng mua nhất hiện nay

Bước 4: Thực hiện kỹ thuật in Offset

Sau khi có 4 bản kẽm, người in tiến hành in Offset từng màu một. Kỹ thuật viên sẽ tự lựa chọn màu nào in trước, màu nào in sau. Để đảm bảo hình ảnh, chữ viết của bản in cuối cùng được tốt nhất. Các bước thực hiện kỹ thuật in như sau:

Lựa chọn 1 bản kẽm muốn in trước và lắp vào máy. Chọn màu in sao cho giống với màu bản kẽm và tiến hành in.
Khi máy đã chạy hết số bản in yêu cầu, kỹ thuật viên sẽ tháo bản kẽm và phần mực vừa in ra.
Lắp bản kẽm mới vào và thực hiện theo quy trình trên. Tương tự với các bản kẽm còn lại. Khi in hết 4 bản, màu sắc sẽ chồng lên nhau để đảm bảo cho ra bản in có màu sắc theo yêu cầu.

tiến hành in offset

Bước 5: Gia công cho bản in sau khi in

Bản in cho ra chưa phải là bản hoàn hảo nhất. Kỹ thuật viên sẽ gia công để bản in bóng, đẹp hơn và kiểm tra xem có lỗi hay không. Một số thao tác gia công sau khi in là: cán màng bóng – màng mờ, dán decal, phủ UV,…

Ứng dụng của kỹ thuật in Offset trong lĩnh vực tem nhãn

Kỹ thuật in Offset được ứng dụng rộng rãi trong ngành in ấn. Các xưởng sản xuất thường áp dụng công nghệ này để in tem inox, bao bì, name card, bì thư biển quảng cáo, hộp giấy,… Trong đó, tem nhãn là sản phẩm thích hợp nhất để in bằng kỹ thuật Offset.

Hiện nay, có nhiều đơn vị cung cấp tem nhãn in bằng công nghệ Offset. Trong đó, A&T Label là một trong những địa điểm cung cấp tem nhãn uy tín nhất. Hầu hết các sản phẩm đều được in bằng công nghệ cao cấp (ví dụ như in Offset). Nên có màu sắc cân đối, bố cục hài hoà, hình ảnh sắc nét và độ bền cao. Bạn có thể tham khảo một số dòng tem nhãn A&T Label sau: tem nhôm, tem nhựa, tem inox, tem cho từng ngành nghề, tem đồng,…

Có thể thấy, in Offset là công nghệ tương đối phổ biến trong ngành in ấn tem nhãn. Vì sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Nếu có nhu cầu in tem kim loại với công nghệ Offset, hãy liên hệ ngay với A&T Label để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.