Xã hội ngày càng phát triển hơn thì nhu cầu đòi hỏi của con người cũng dần được tăng lên và không ngừng nâng cao hơn không chỉ về vấn đề nhà ở mà ở tất cả các lĩnh vực khác thì đều cần phải sử dụng đến vật liệu xây dựng thì mới có thể hoàn thiện được. Thế cho nên kinh doanh vật liệu xây dựng đang là một ngành nghề vô cùng hấp dẫn và có thể mở ra nhiều cơ hội mới, để biết chi tiết hơn thì ngay sau đây bạn hãy tìm hiểu ngay trong bài viết những lưu ý kinh doanh vật liệu xây dựng dành cho người mới này ngay sau đây.
I/ Tìm hiểu về các nhóm chính trong vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng được định nghĩa là những nguyên liệu được sử dụng trong thi công cũng như trong xây dựng nhằm hoàn thành một công trình xây dựng nào đó như nhà ở, khu du lịch, công trình kiến trúc hay đường sá,… Nhưng đối với ngành xây dựng được chia ra làm 2 loại đó là:
- Vật liệu thô ( đá, cát ): Đây là nhóm vật liệu tự nhiên cho nên hầu như con người sẽ khai thác được hết và sử dụng chúng suốt trong quá trình xây dựng và ngoài những vật liệu như đá, cát thì còn một số vật liệu thô khác được con người tạo ra đó chính là gạch, xi măng.
- Vật liệu hoàn thiện: Một số vật liệu hoàn thiện chẳng hạn như ống nước, gạch lát nhà – lát tường, sơn, các thiết bị vệ sinh và một số phụ kiện khác
II/ Những lưu ý kinh doanh vật liệu xây dựng dành cho người mới
Làm thế nào để kinh doanh vật liệu xây dựng được tốt hơn mà lại có hiệu quả cao thì bạn hãy tìm hiểu trong phần này cụ thể dưới đây.
1. Nghiên cứu và khảo sát thị trường trước khi kinh doanh vật liệu xây dựng
Trước khi bắt đầu kinh doanh vào một mặt hàng nào đó thì bạn cần phải khảo sát thị trường gần như là giúp cho bạn nhìn được cái nhìn tổng quát và bạn nên sử dụng vài tuần đầu để có cái nhìn tổng quát hơn.
Vài tuần trước khi đi vào hoạt động thì bạn cần tới các đại lý, cửa hàng bán vật liệu xây dựng để khảo sát với tư cách là một người mua và đó được gọi là khảo sát thị trường cụ thể như sau:
- Đối với khách hàng: Với nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng tại địa điểm đó như thế nào và xu hướng người dùng sử dụng loại vật liệu nào là chủ yếu ví dụ như vật liệu nội nhập hay là ngoại nhập và tỷ lệ của 2 loại vật liệu này chênh lệch nhau bao nhiêu.
- Đối với đối thủ cạnh tranh: Ở địa điểm nơi bạn định mở kinh doanh thì có những đối thủ nào cùng ngành nghề với bạn, tình hình hoạt động của họ ra sao? Có đông khách hàng không và liệu có nên kinh doanh vật liệu xây dựng ở đây không?
- Những lợi ích mà kinh doanh vật liệu xây dựng mạng lại ở đây cho bạn là gì?
- Như vậy, việc thống kê sơ qua các số liệu trên nhằm giúp cho bạn dễ dàng nắm rõ tình hình hoạt động của các đối thủ cũng như lên kế hoạch để phát triển kinh doanh.
2. Huy động nguồn vốn
Để mở và kinh doanh về mảng vật liệu xây dựng thì không hề dễ dàng một tí nào bởi nó cần một số vốn rất nhiều và vốn còn phụ thuộc vào quy mô của bạn. Thường thì bạn sẽ huy động vốn từ người thân, bạn bè hay là vay vốn ngân hàng.
Hầu hết mọi người đều không có đủ vốn để kinh doanh vật liệu xây dựng, nhưng nếu bạn vẫn muốn kinh doanh thì hãy tìm hiểu 3 nguồn vốn huy động sau đây:
- Huy động vốn từ người thân, bạn bè: Nếu huy động nguồn vốn này thì bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ cần thiết cũng như các chi phí lãi suất sẽ thấp hơn ngân hàng và vay ngoài rất nhiều. Lưu ý của việc này là tạo được sự tin tưởng và đưa ra các giấy tờ cần thiết.
- Kinh doanh với người khác: Đây là cách huy động vốn không được chắc chắn cho lắm bởi khi hợp tác thì cả 2 đều phải có trách nhiệm cống hiến, xây dựng để bảo đảm tạo lợi nhuận, lượng công việc cũng được giảm vì chia cho 2 bên và không ai có thể giải quyết mọi việc một mình được.
- Vay vốn ngân hàng: Là hình thức vay được sự hỗ trợ từ nhà nước và các ngân hàng ở nước ta, với thủ tục vay vốn cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh thường khá nhanh nhưng lãi suất thì lại cao cho nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ càng trước khi lựa chọn vay.
3. Xác định mặt hàng kinh doanh
Kinh doanh vật liệu xây dựng gồm có những loại vật liệu đó là vật liệu thô và vật liệu hoàn thiện. Sẽ rất khó để bạn nhập hết tất cả về kinh doanh mà bạn chỉ nên nhập một số mặt hàng đang được ưa chuộng nhất mà thôi.
- Vật liệu xây dựng thô gồm: sỏi, cát, xi măng, đá, thép, sắt,..
- Vật liệu hoàn thiện gồm: các thiết bị vệ sinh, điện, nước
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp có tích hợp các công cụ quản lý kho, quản lý nhập hàng giúp chủ kinh doanh dễ dàng kiểm soát lượng hàng.
4. Tìm kiếm nguồn hàng cũng như tìm kiếm nhà cung cấp vật liệu xây dựng
Sau khi bạn đã xác định được mặt hàng kinh doanh thì sẽ bắt đầu đi tìm kiếm nguồn hàng có chất lượng và giá cả hợp lý nhằm quyết định mức lợi nhuận thu được và niềm tin mà khách hàng tin tưởng.
Hoặc bạn có thể tìm kiếm nguồn hàng từ các gợi ý sau:
- Bạn có thể nhập hàng từ tổng đại lý ở trong khu vực hay nhà cung cấp, lưu ý hàng hóa phải có xuất xứ rõ ràng, nguồn gốc, thông tin và kiểm định về chất lượng sản phẩm.
- Nếu như bạn lựa chọn hình thức nhập hàng từ nước ngoài thì cần tìm hiểu thật kỹ về nhà cung cấp xem họ có uy tín không, có đơn vị, dịch vụ vận chuyển không và hợp đồng như thế nào? Lưu ý phí vận chuyển luôn luôn cao hơn so với sản phẩm nội địa nên bạn hãy tính toán cho kỹ trước khi quyết định.
5. Tính toán mức giá của vật liệu xây dựng
Giá của vật liệu xây dựng hay được thay đổi liên tục và chóng mặt với sự chênh lệch giữa các công ty cùng lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Thế nên ban cần phải thường xuyên cập nhật mức giá trung bình trên thị trường để có mức giá bán thật phù hợp so với đối thủ cùng ngành nghề, tuy nhiên giá cả chỉ cần chênh lệch một chút thôi thì việc khách hàng sang mua những nơi khác rẻ hơn chắc chắc 90%.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một chút về cách thức kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng còn giá bán thì tùy vào số lượng của việc mua nhiều hay ít, thanh toán liền hay nợ và đối tượng mua hàng là ai.
6. Lợi nhuận thu được từ kinh doanh vật liệu xây dựng
Lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng đang là việc có tiềm năng với nhu cầu luôn có và phát triển theo kinh tế và nhu cầu của con người và không sợ hàng bị lỗi thời, chỉ cần đáp ứng tốt cho nhu cầu của con người là rất được ưa chuộng và tin dùng.
Nếu doanh nghiệp bạn đã có lượng khách ổn định, tìm được nguồn hàng có giá phù hợp và đạt chất lượng cao thì tất nhiên sẽ mang lại nguồn lợi nhuận vô cùng lớn. Không những vậy, doanh nghiệp của bạn còn nhận được chiết khấu % khá cao theo chương trình và hỗ trợ từ các nhà cung cấp và các đơn vị kinh doanh lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Thường xuyên theo dõi, cập nhật và báo cáo tiến độ giao hàng theo đơn hàng, công trình, hợp đồng và các chính sách giá bán của khách hàng tùy vào từng mặt hàng quản lý, tồn kho và hơn nữa cần phải có kế hoạch hoặc một công cụ giúp cho việc kinh doanh, quản lý kinh doanh hiệu quả hơn.
Chúng tôi hy vọng với bài viết Những lưu ý kinh doanh vật liệu xây dựng dành cho người mới, bạn sẽ hiểu và nắm rõ các lưu ý trước khi kinh doanh lĩnh vực vật liệu xây dựng, mọi quyết định mà bạn đưa ra đều được cân nhắc và tính toán kỹ nhé. Ngoài ra, bạn có thể thiết kế website xây dựng để tiếp cận khách hàng được nhiều hơn và hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, chúc bạn thành công!