Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi như thế nào là tốt nhất? Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ ở độ tuổi này để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ ttrong những năm tháng đầu đời. Nếu các mẹ đang lo lắng trong vấn đề này thì hãy cũng tìm hiểu về dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi qua những chia sẻ hữu ích dưới đây của chúng tôi nhé!
1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ đều có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì thế, các mẹ cần tìm hiểu và cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng độ tuổi của bé. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi chia theo 4 giai đoạn mà chúng tôi đã tổng hợp lại.
Cho trẻ từ sơ sinh đến 4 tháng
Có thể nói độ tuổi từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi là giai đoạn bé gần gũi với mẹ nhất sau khi chào đời. Sữa mẹ ở giai đoạn này gần như đóng vai trò 100% lượng thức ăn mà bé ăn vào. Và sữa mẹ cũng chính là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ ở độ tuổi này, trừ những bé mẹ có ít sữa và phải ăn ngoài hoặc nuôi bộ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý sữa mẹ cần phải đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và số lượng cần thiết.
Nếu nuôi bé bằng sữa mẹ, bé cần tối thiểu 8 đến 12 lần bú/ ngày, có thể chia đều khoảng 2 tiếng cho bú một lần. khi bé tầm 3 – 4 tháng tuổi thì tùy theo nhu cầu của bé mà các mẹ có thể giảm số lần uống và thời gian uống xuống khoảng 6 đến 7 lần/ ngày, tuy nhiên tăng lượng sữa mỗi lần uống lên.
Nếu bé được nuôi bằng sữa ngoài thì mẹ nên cho bé uống khoảng 6 – 7 lần/ ngày, mỗi lần cho bé ăn khoảng 70 – 140g sữa, tổng lượng sữa tối thiểu cả ngày cho bé khoảng 600 – 1000g. Số lượng bữa ăn trong ngày cần rút lại và cách xa nhau hơn khi trẻ lớn dần. Tuy nhiên lượng sữa mỗi lần bé uống cần tăng lên từ 100 – 200g.
Mẹ cần lưu ý là không nên pha thêm mật ong vào sữa cho bé ăn cùng. Bởi mật ong tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể sử dụng được. Mật ong thường gây dị ứng cho bé hoặc do bảo quản không tốt có thể gây nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và đường tiêu hóa. Hơn nữa bé vẫn còn đang rất non nớt, hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé còn yếu nên mẹ cần chú ý.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 4 đến 6 tháng
Ở giai đoạn này, các mẹ cần chú trọng nguồn thức ăn chính của bé là sữa mẹ. Ngoài ra, có thể sung thêm các thức ăn ngoài nếu sữa mẹ ít hoặc không đủ đáp ứng nhu cầu của bé. Khi bé được khoảng hơn 5 tháng thì mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với ăn dặm bằng các món cháo nhuyễn hoặc nước ép hoa quả, nước ép rau
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu cho trẻ ăn bất kỳ món ăn nào thì mẹ cũng cần cho bé ăn với số lượng ít ở thời điểm đầu để thăm dò phản ứng của trẻ trước, tránh tình trạng trẻ bị dị ứng với món ăn đó.
Các mẹ nên bắt đầu bằng các loại rau củ xay nhuyễn pha với sữa mẹ hoặc có thể sữa bột. Dần dần điều chỉnh liều lượng rau củ theo khẩu vị và sự tiếp nhận của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 10 tháng
Ở độ tuổi từ 6 đến 10 tháng trẻ đã có thể ăn dặm, vì thế mẹ nên biết trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì để bổ sung thêm cho trẻ, giúp trẻ tăng cường các dưỡng chất phát triển cơ thể. Mẹ nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây như củ cải trắng, bí xanh, đu đủ, bơ, kiwi,…cho trẻ giúp bổ sung thêm vitamin C, chất xơ, canxi, protein,…để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ.
Nguồn thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò cũng rất tốt cho trẻ. Mẹ có thể xay nhuyễn với cháo cho bé ăn mẹ nhé. Chất đạm trong cá, thịt gà, thịt nạc thăn, đậu hũ, pho mai, thịt bê non, các loại hạt,…giúp nâng cao hệ miễn dịch và sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, các loại bột ăn dặm cũng chính là nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt cho trẻ, giúp đa dạng khẩu vị để trẻ thích thú hơn. Môt số loại bột được Mầm Non Lá Xanh khuyến cáo tin dùng như: Matsuya, Heinz, Hipp, Mabu, Meiji,…
Một số loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn như chuối chín cắt lát, bánh quy giòn, bánh mì nướng cắt nhỏ, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O,… cũng rất dễ thu hút bé trong giai đoạn này.
Chế độ cho trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi
Dinh dưỡng từ sữa mẹ và sữa bột không còn đủ cho việc phát triển của trẻ ở độ tuổi từ 10 – 12 tháng nữa. Vì thế, các mẹ cần chú trọng bổ sung các bữa ăn chứa nhiều dinh dưỡng ở giai đoạn này với đầy đủ các nhóm chất:
- Đường bột: gạo, mì, khoai, sắn…
- Chất đạm: cá, thịt, trứng, tôm, cua…
- Chất xơ và vitamin: trái cây, rau, củ…
- Chất béo: phô mai, dầu ăn, sữa, các loạt hạt…
Ở độ tuổi này trẻ đã lớn nhiều nhưng các mẹ vẫn nên giữ thói quen bú sữa để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể trẻ mẹ nhé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại chất xơ, vitamin khoáng chất từ trái cây và rau xanh cho sự phát triển của trẻ.
Một số loại củ quả, rau xanh phù hợp cho bé từ 10 – 12 tháng tuổi: bí xanh, cải trắng, khoai lang, cà tím, cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ xanh,…Mẹ cũng có thể xắt miếng rau củ quả vừa tay để trẻ tập bốc ăn, gặm nhấm. Một số loại thực phẩm mẹ có thể cho trẻ tập cầm và gặm như củ cải, táo, khoai tây,…Tuy nhiên, các mẹ đừng quên thử nghiệm trước xem trẻ có dị ứng với loại thực phẩm nào không nhé!
Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn chưa phát triển hoàn thiện, vì thế các mẹ cần lưu ý băm nhỏ các loại thịt cá và đun chín kỹ các loại thức ăn. Nấu bữa nào ăn bữa đó, không để thức ăn quá lâu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Nếu trẻ còn bú sữa mẹ thì cho ăn 3 bữa một ngày, còn nếu đã dứt thì cho ăn 5 bữa một ngày, nên xen kẽ một thức ăn nhẹ như phô mai, trái cây xen giữa các bữa.
2. Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho bé dưới 1 tuổi
Không chỉ cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ dưới 1 tuổi với chế độ dinh dưỡng tốt nhất, các mẹ cũng cần phải biết một số lưu ý về chế độ ăn uống cũng như chăm sóc trẻ như:
- Chú ý không nên cho trẻ ăn miếng quá to, thức ăn quá cứng và cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một lần ăn.
- Chỉ nên giới thiệu một loại thức ăn mới cho mỗi lần, vài ngày ăn một món mới, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ.
- Không nên cho thực phẩm vào bình để cho trẻ nằm bú, nhất là nước ép trái cây vì nó có thể gây ra các loại bệnh về răng lợi.
- Nên bón cho trẻ trực tiếp từ bát chứa thức ăn, xen kẽ giữa thức ăn cũ và mới để trẻ chóng làm quen
- Thực phẩm dùng cho trẻ cần được bảo quản kín trong tủ lạnh với thời gian không quá 2 ngày.
- Nên dùng thìa nhỏ vừa với miệng khi bón cho trẻ.
- Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây nghẹn, sặc như lạc hạt, bổng ngô, quả nho, chip khoai tây, rau nguyên chất hay các thực phẩm cắt thái miếng quá to.
- Một chén cháo ăn dặm tốt cho bé nên bổ sung nước khi ăn cho trẻ để dễ nuốt hơn.
- Không nên dùng đồ uống có gas, nước ngọt cho trẻ uống bởi nó có thể gây nghiện, giảm tính ngon miệng và gây hư hỏng răng lợi.
- Không nên cho trẻ ăn đồ quá cay, quá ngọt, quá nóng,…
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cần cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sự phát triển tự nhiên của bé. Hi vọng, với những chia sẻ trên đây, các mẹ đã có được chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Nếu có thắc mắc gì, mẹ có thể comment dưới bài viết để được tư vấn cụ thể hơn nhé!