Sơ cứu vết thương hở là một trong những kỹ năng sống quan trọng mà bất cứ ai cũng đều nên biết. Một vết thương hở có thể xảy ra bất ngờ và dẫn đến tình huống khẩn cấp, do đó, việc biết cách sơ cứu vết thương hở có thể giúp bạn tạm thời giảm đau và chống nhiễm trùng cho đến khi đi đến cơ sở y tế. Hãy cùng chúng tôi học cách tự chăm sóc vết thương hở tại nhà và một vài lưu ý quan trọng trong bài viết sau nhé.
Thế nào là vết thương hở?
Vết thương hở được định nghĩa là một dạng chấn thương xuất hiện khiến cho phần mô da bên ngoài cơ thể bị trầy xước, bị rách. Nguyên nhân xuất hiện vết thương hở có thể là do các va chạm vật lý như ngã, đâm phải vật sắc nhọn, trầy xước,…Hầu hết, các vết thương hở thường có kích thước nhỏ và hoàn toàn có thể điều trị tại nhà.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp tai nạn nghiêm trọng hoặc vết thương hở bị chảy nhiều máu thì bạn cần phải tới ngay các cơ sở y tế để được sơ cứu và điều trị đúng cách. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất máu hoặc nhiễm trùng đôi khi để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Một số điều cần lưu ý khi tự chăm vết thương hở tại nhà
Hiện nay có rất nhiều cách để tự chăm sóc vết thương hở tại nhà. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bạn cần lưu ý một vài điều dưới đây.
Phải làm sạch vết thương hở ngay khi bị thương
Nhiều trường hợp vết thương nhỏ ngoài da vì thế nhiều người thường chủ quan nên không để ý và bỏ qua bước làm sạch vết thương và tiến hành băng bó luôn. Thế nhưng ít ai biết rằng việc không sát khuẩn, làm sạch vết thương sẽ khiến vết thương dù nhỏ nhưng vẫn có khả năng bị nhiễm trùng và trở nên nặng hơn. Khi đó, vết thương sẽ có mủ và chảy nước hoặc lở loét khiến cho quá trình chữa lành càng khó khăn và kéo dài hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh về cả thể chất lẫn tinh thần và thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Không được rắc trực tiếp bột kháng sinh lên vết thương hở
Rắc bột kháng sinh lên các vết thương hở là cách xử trí thường gặp. Bởi mọi người nghĩ rằng làm như vậy thì khả năng phòng chống nhiễm khuẩn sẽ phát huy tác dụng tốt hơn vì thuốc được đưa trực tiếp tới vết thương. Tuy nhiên, trên thực tế, thì không phải như vậy, cách chăm sóc vết thương hở này không những không thể điều trị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Dễ gây sốc phản vệ, dị ứng
Khi bột kháng sinh tiếp xúc trực tiếp lên vết thương hở có thể sẽ làm kích thích da và kích thích các phản ứng viêm tại chỗ lên dễ gây ra tình trạng dị ứng và sốc phản vệ. Trường hợp dị ứng với kháng sinh thường rất nguy hiểm thậm chí là có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
- Không có tác dụng chống nhiễm khuẩn
Thuốc được rắc lên vết thương một vài giờ sẽ khô lại, khi đó nồng độ kháng sinh thực sự thấm vào vùng mô bị tổn thương lại không đáng kể. Do đó, không có tác dụng phòng hay ngăn nhiễm khuẩn. Có nhiều trường hợp vết thương được rắc bột kháng sinh sau vài ngày liền bị sưng tấy và có thể khiến bên trong vết thương xuất hiện mủ và mô hoại tử.
- Kéo dài thời gian lành vết thương
Khi bột kháng sinh khô sẽ hình thành lớp vỏ khô bao phủ bên ngoài, chính lớp vỏ này sẽ cản trở sự thâm nhập của các yếu tố bảo vệ cơ thể đi tới để làm lành vết thương. Do đó, vết thương sẽ phục hồi chậm hơn, thậm chí trở nặng hơn.
Không được sử dụng cồn hoặc oxy già để rửa vết thương
Một sai lầm khác mà nhiều người hay mắc phải đó là nghĩ rằng việc sát trùng vết thương bằng cồn hay oxy già có thể giúp diệt vi khuẩn và tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế không khuyến cáo mọi người sử dụng cách này để xử lý vết thương. Bởi vì, ngoài tiêu diệt vi khuẩn, chúng cũng tiêu diệt cả các tế bào của cơ thể như bạch cầu, tiểu cầu hay thậm chí làm tổn thương các mô mới lành.
Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách tại nhà
Các vết thương hở là chính là cửa ngõ rộng mở cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bạn. Vì thế, nếu không vệ sinh vết thương hở cẩn thận sẽ khiến các vết thương dễ bị nhiễm trùng và lâu khỏi. Dưới đây là 3 bước cơ bản để tự chăm sóc các vết thương hở đúng cách tại nhà, cụ thể như sau:
Rửa tay sạch trước khi chăm sóc vết thương
Để đảm bảo cho các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài không theo tay đi vào bên trong cơ thể thông qua vết thương hở thì rửa tay sạch sẽ là bước vô cùng quan trọng. Hãy dùng nước ấm sạch và xà phòng hoặc sử dụng nước sát khuẩn để rửa sạch bụi bẩn trên tay. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng khăn ướt hoặc găng tay để thay thế nếu không có sẵn nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn.
Rửa sạch vết thương
Có thể sử dụng bông y tế để dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý rồi lau nhẹ lên vết thương để loại bỏ chất bẩn. Bên cạnh đó, sử dụng nhíp để gắp bỏ các mảnh vụn ra khỏi da. Sau đó dùng thuốc sát trùng vết thương chuyên dụng lau lên vết thương một lần nữa để ngăn cản sự tấn công của mầm bệnh.
Băng vết thương cẩn thận
Nếu chỉ bị trầy xước nhẹ thì không cần thiết phải băng bó để vết thương được thông thoáng sẽ nhanh lành hơn. Tuy nhiên với các vết thương lớn, có độ nghiêm trọng lớn hơn thì cần phải băng bó cẩn thận bằng vật liệu cầm máu, băng gạc không dính, băng vô trùng để đảm bảo vết thương luôn được giữ sạch sẽ. Không băng quá chặt hoặc quá lỏng và phải thay băng thường xuyên để vết thương nhanh hồi phục. Một điều quan trọng bạn cần phải chú ý là cần phải tìm nơi bán băng gạc và vật liệu cầm máu chất lượng để giúp bảo vệ vết thương tốt hơn và giúp vết thương mau lành hơn.
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ bán các vật liệu y tế uy tín, trong đó công ty chỉ phẫu thuật CPT Sutures là cái tên tiêu biểu nhất. Công ty này chuyên sản xuất và phân phối vật tư y tế chất lượng hàng đầu Việt Nam. Một trong những sản phẩm nổi bật của công ty này có thể kể đến là chỉ phẫu thuật tự tiêu, chỉ khâu y tế, vật liệu cầm máu, lưới thoát vị,… Do đó, nếu có nhu cầu mua vật tư cầm máu để về chăm sóc vết thương hở sâu, thường xuyên rỉ máu thì bạn có thể cân nhắc đến đơn vị này.
Một số cách giúp vết thương hở mau lành
Để giúp vết thương hở mau lành hơn, ngoài việc vệ sinh cẩn thận thì các bạn có thể kết hợp áp dụng với một số cách sau đây:
Nha đam
Chất nhầy bên trong nha đam rất giàu vitamin và khoáng chất có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương hở. Hơn nữa phần thịt nha đam còn chứa nhiều chất Glucomannan giúp tái tạo tế bào và sản xuất collagen. Nha đam đặc biệt lành tính, dịu nhẹ nên có thể sử dụng phần thịt nha đam bôi trực tiếp lên vết thương mà không lo kích ứng.
Giấm táo
Sử dụng giấm táo cũng là một cách để giúp ngăn chặn vết thương bị nhiễm khuẩn đồng thời kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn. Ngoài ra, giấm táo còn có tác dụng giúp vết thương hở khô nhanh hơn. Với các này bạn chỉ cần pha loãng giấm táo với nước và thấm dung dịch vào băng gạc để đắp lên vết thương.
Dầu tràm trà
Dầu tràm trà được sử dụng như một dung dịch sát khuẩn vết thương. Loại dầu này khá lành tính nên có thể thoa trực tiếp lên vết thương hở để giảm viêm và giảm đau cho vết thương hở.
Bột Nghệ
Bột nghệ nổi tiếng có chứa Curcumin giúp chống viêm, có tính kháng khuẩn mạnh và đẩy nhanh đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Có thể sử dụng bột nghệ pha với nước ấm để bôi lên vết thương và băng kín bằng băng gạc.
Nếu bạn biết cách sơ cứu và chăm sóc vết thương hở đúng cách, bạn có thể bảo vệ bản thân mình và tránh được những hậu quả xấu mỗi khi bị thương. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức và kỹ năng bổ ích trong cuộc sống.