Giáo dục

Học tại chức là gì? Khác gì với đại học và giá trị của bằng tại chức

Bên cạnh hình thức đào tạo đại học, cao đẳng, chúng ta còn thường được nghe tới bằng tại chức, học tại chức, thi tại chức,… Vậy thực chất học tại chức là gì? Nó có gì khác với học đại học? Giá trị bằng tại chức có như bằng đại học hay không? Tất cả những vấn đề trên sẽ được làm rõ trong bài viết hôm nay. Hãy cùng 1945mf-china tham khảo bài viết này nhé

Tại chức là gì? Học tại chức là gì?

Tại chức là hình thức đào tạo đại học, dành cho đại đa số những người vừa học vừa làm nhằm hoàn thiện kiến thức chuyên môn. Hoặc người có nhu cầu bổ sung kiến thức, học thêm một ngành khác với các ngành mình đang làm.

Chương trình đào tạo tại chức tương tự với chương trình đào tạo đại học chính quy. Học tại chức thường được diễn ra vào buổi tối hoặc cuối tuần đảm bảo không trùng vào thời gian hành chính làm việc của học viên. Hiện nay với sự phát triển vượt trội của công nghệ, nhiều trường đã triển khai, áp dụng các phương pháp giảng dạy trực tuyến để giúp học viên giảm bớt thời gian đến giảng đường, thông qua các website học trực tuyến thì học viên vẫn có thể học tập ở bất cứ đâu mà không phải lo lắng.

Hiểu đúng về học tại chức.
Hiểu đúng về học tại chức.

Người học tại chức tốt nghiệp sẽ được cấp bằng tại chức. Khái niệm này xuất phát từ các chương trình theo chính sách của nhà nước sau ngày giải phóng. Với mục đích nhằm tạo điều kiện học tập cho cán bộ công chức đã hy sinh việc học vì hòa bình đất  nước. Sau hòa bình, nhà nước tạo điều kiện cho cán bộ tiếp tục học tập trong quá trình làm việc để bổ sung kiến thức chuyên môn. 

Học tại chức trở thành một hình thức học tập phổ biến và ngày được coi trọng hơn trong thời đại hiện nay. Những người đang đi làm có thêm bằng tại chức sẽ được đánh giá cao hơn và có cơ hội xin việc cũng như thăng tiến dễ dàng hơn.

Tại chức hiện nay học như thế nào?

Học tại chức được nhiều người lựa chọn bởi nó đáp ứng được đặc điểm và tính chất hoàn cảnh công việc của đại đa số người đi làm.

Nội dung học tại chức là gì?

Chương trình đào tạo tại chức được xây dựng tương tự với trình độ đại học và cao đẳng, đều dựa trên cơ sở chính quy. Nội dung đều phải đảm bảo các yêu cầu như đối với chương trình đào tạo chính quy.

Quy định về thời gian học tại chức

Đào tạo tại chức chủ yếu dành cho những người eo hẹp về thời gian nên thường được sắp xếp vào thời gian cuối tuần hoặc các buổi tối trong ngày (tránh giờ hành chính). Điều này giúp cho người vừa học vừa làm có thể sắp xếp được thời gian học và làm việc một cách hợp lý. 

Thời gian học tại chức
Học tại chức cũng có quy định về thời gian.

Căn cứ vào từng chuyên ngành, khối lượng kiến thức theo quy định mà các trường, ban đào tạo phân bổ lịch học, thời gian khóa học, năm học cụ thể để hoàn thiện chương trình học. Thông thường, thời gian học tại chức sẽ kéo dài hơn so với thời gian học chính quy.

Bằng học tại chức có giá trị như thế nào?

Nhiều người cho rằng giá trị bằng tại chức không được so với bằng chính quy. Tuy nhiên, theo quy định của  nhà nước, bằng tại chức cũng có giá trị tương đương như bằng chính quy về cả chất lượng, chương trình và kiến thức đào tạo.

Với đặc trưng hoàn cảnh khác nhau, người học không đủ điều kiện đã bổ sung kiến thức và chứng minh năng lực bằng tấm bằng tại chức. Điều này cũng giúp thấy được giá trị con người của bạn. Hiện tấm bằng tại chức cũng vô cùng có giá trị khi bạn đi xin việc. Bởi không chỉ có kiến thức thực tế, bạn cũng có bằng cấp rõ ràng, đủ cả về tri thức và kinh nghiệm để tiếp nhận tốt công việc được giao.

Đặc biệt, với hình thức học tại chức và bằng tại chức, nếu muốn thi tuyển công chức, bạn vẫn có thể dự thi như thường. Hệ tại chức được các cơ quan nhà nước công nhận và áp dụng trong chế độ thi tuyển công chức vào biên chế nhà nước nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi theo học.

Ưu và nhược điểm của bằng tại chức

Một số ưu nhược điểm của học tại chức.
Một số ưu nhược điểm của học tại chức.
  • Ưu điểm: Học tại chức đem tới nhiều điều thuận lợi cho những người đang đi làm, không có thời gian rảnh mong muốn bổ sung kiến thức chuyên môn. Bởi vậy, những người vừa làm vừa học có đủ cả yếu tố về kinh nghiệm và kiến thức đáp ứng công việc của mình.
  • Nhược điểm: Mặc dù nhà nước công nhận giá trị bằng tại chức và đại học chính quy tương đương nhưng khi xin việc, nhiều đơn vị doanh nghiệp vẫn coi trọng tấm bằng chính quy hơn. Nguyên nhân cũng bởi những hệ lụy mà học tại chức hiện có như: chất lượng đầu vào kém – đầu ra thì cao, chất lượng đào tạo chưa tốt vẫn có tình trạng nới lỏng cho học viên, người học tại chức khó lòng chú tâm vào việc học nên có thể không nắm vững những kiến thức cần có,…

Học tại chức và học chính quy khác nhau như thế nào?

Những so sánh về đào tạo tại chức và đào tạo đại học chính quy sẽ giúp bạn hiểu hơn về hình thức này.

Giống nhau:

  • Cả 2 hình thức đào tạo này đều cung cấp nguồn lực có kiến thức chuyên môn sâu và chất lượng cho doanh nghiệp. Đảm bảo đầu ra theo đúng chất lượng và tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Thực hiện thi tuyển, trải qua sàng lọc, đánh giá đầu vào, đầu ra thông qua bài kiểm tra và điểm số.
  • Có lộc trình, chương trình đào tạo theo thời gian quy định, số tín chỉ quy định, đảm bảo bổ sung đủ kiến thức cần thiết phục vụ công việc trong tương lai.
  • Cả 2 hình thức đều được công nhận thông qua bằng cấp, có giá trị và được nhà nước, các đơn vị doanh nghiệp coi trọng.
Học tại chức khác học chính quy
Học tại chức vá chính quy khác nhau như thế nào

Khác nhau:

  • Công tác tuyển sinh, chất lượng đầu vào, quá trình đào tạo, kết  quả đầu ra của 2 hình thức khác hẳn nhau.
  • Hệ đại học chính quy dành cho những người mới tốt nghiệp trung học phổ thông thi lên đại học, cao đẳng,… Còn hệ học tại chức sẽ học theo diện vừa học vừa làm để bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, đầu vào dễ và không phức tạp như hệ đại học chính quy.
  • Thời gian và chương trình đào tạo của hệ tại chức thường vào thời gian cuối tuần và buổi tối, chương trình kéo dài hơn so với học chính quy.

Dù học đại học hay học tại chức đều có những điểm lợi và bất lợi khác nhau. Việc lựa chọn hình thức đào tạo nào còn phụ thuộc vào đặc thù công việc. Với trường học là học sinh mới tốt nghiệp thì bắt buộc học hệ chính quy. Với người vừa học vừa làm, cách tối ưu nhất đó là học hệ tại chức.

Hiện nay có nhiều chương trình đào tạo tại chức tạo điều kiện rút ngắn thời gian học tập bằng cách tích lũy đủ tín chỉ. Bạn chỉ cần chăm chỉ, tự giác học tập tích lũy kiến thức thì việc học hệ đại học hay tại chức đều không còn là vấn đề. Hi vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn học tại chức là gì và lựa chọn được hướng đi phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công!